Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Nhật Bản: Dạy học ngoại ngữ hiệu quả nhờ internet

Sự phát triển rộng rãi của hệ thống điện thoại internet đã được các giáo viên tiểu học ở Nhật Bản áp dụng trong việc dạy ngoại ngữ cho học sinh của mình.




Công nghệ truyền hình hội nghị qua điện thoại internet
Lớp học ngôn ngữ chung
Tại Trường Tiểu học Mikanodai ở Kawachi - Nagano, quận Osaka, hầu hết các em học sinh đều tỏ ra thích thú khi thỉnh thoảng được nói tiếng Anh với các bạn học sinh ở Úc mà không cần phải đi đâu xa. Chính các giáo viên ở đây đã tận dụng công nghệ hệ thống hội nghị qua điện thoại internet để mang đến những giờ học tiếng Anh lý thú.
Khoảng 40 học sinh lớp 5 ngồi trước một màn hình lớn chiếu hình ảnh trực tiếp của một nữ học sinh khác tại Trường Tiểu học Tây Wodonga ở Victoria, Úc. Cô bé nói: “Konnichiwa! Watashi no namae wa Anii desu. Tempura o tabemasu!” - (Xin chào. Mình là Annie. Mình thích ăn món tempura!), và một tràng pháo tay từ các bạn nhỏ ở bên kia trái đất vang lên chào đón.
Trong suốt buổi giao lưu kéo dài nửa giờ, các học sinh của hai trường đã tự giới thiệu về mình và trò chuyện với nhau bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật.
Đây chính là lớp học ngôn ngữ chung mà Trường Mikanodai đã cùng với các trường học khác ở Úc tổ chức cho học sinh của mình khoảng vài lần một năm, bên cạnh đó còn có các buổi giao lưu tương tự với các nước khác. Chương trình này được đề xướng bởi thầy giáo Shoji Umeda, 56 tuổi và là một trong các giáo viên tận tâm trong việc làm thế nào để tăng khả năng ngoại ngữ cho các học sinh của trường.
Vào năm 1999, thầy giáo Umeda lần đầu tiên cố gắng thử nghiệm ý tưởng giao lưu quốc tế với các nước khác thông qua internet trong khi đang làm việc tại một trường tiểu học khác. Ông bắt đầu bằng cách để cho các học sinh của mình gửi thư điện tử kết bạn với những học sinh theo học tại các trường mà ông tìm thấy trên internet. Tuy nhiên, ông đã phải từ bỏ ý định đó sau hai năm tìm kiếm vì các học sinh của ông thường không nhận được hồi âm.
Vì vậy Umeda đã thay đổi cách làm, ông đi vào nghiên cứu và tìm thấy các trường tiểu học khác có cùng chí hướng thông qua những trang web dành cho giáo viên. Sau đó cùng với những trường này tiến hành cho các học sinh của mình giao lưu thông qua công nghệ truyền hình hội nghị bằng điện thoại internet.
Phương pháp học được nhân rộng
Umeda nói rằng việc cải thiện kỹ năng tiếng Anh của các em học sinh không phải là mục đích chủ yếu của các lớp học này. Ông nói: “Hơn hết, chúng tôi hướng đến việc cho các học sinh của mình cơ hội nhìn ra thế giới ở bên ngoài nước Nhật”. Umeda cho biết: “Thông qua việc giao lưu trực tiếp với học sinh nước ngoài, các em có thể cảm thấy mình gần gũi hơn với thế giới, và chúng sẽ trở nên yêu thích con người, thiên nhiên thông qua nguồn tin từ các bạn phía bên kia”.
Không chỉ ở Nhật, các lớp học ngôn ngữ chung như vậy cũng rất hữu ích đối với học sinh tại Trường Tiểu học Tây Wodonga, cô Mariko Sato - 29 tuổi, hiện đang làm việc tại trường này cho biết: “Các học sinh của tôi không có nhiều cơ hội để nói tiếng Nhật hoặc gặp người Nhật ở bên ngoài trường học. Do vậy, chúng rất thích thú với các buổi giao lưu như thế. Chúng phấn khích đến nỗi tôi phải rất cố gắng để giữ gìn trật tự”.
Chính quyền tại thành phố Kawachi - Nagano đã mở một trung tâm Truyền thông Giáo dục kế bên Trường Tiểu học Mikanodai vào năm 2002. Sau đó trung tâm được chuyển vào khuôn viên trường. Nhờ có trung tâm này, không chỉ Trường Mikanodai mà 13 trường tiểu học khác của thành phố cũng đã có thể bắt đầu giao lưu qua truyền hình internet với các trường khác trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, bên cạnh Úc. Umeda hiện nay là người quản lý của trung tâm, phụ trách việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các trường và điều phối hoạt động của lớp ngôn ngữ chung với các trường trên thế giới.
Khó khăn chính mà Umeda gặp phải chính là sự khác biệt về múi giờ của các nước. Để cho học sinh được thoải mái giao lưu, ông luôn phải nghiên cứu kỹ về thời gian sao cho phù hợp, các trường ở Úc và New Zealand là những lựa chọn hàng đầu trong số các nước nói tiếng Anh bởi sự chênh lệch múi giờ diễn ra không quá nhiều.
Umeda cũng tỏ ra lo ngại vì hiện tại công nghệ thông tin truyền thông vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong các lớp học ở Nhật. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên hiện vẫn còn lưỡng lự khi sử dụng những kỹ thuật công nghệ như vậy vì nó khác xa quá so với cách dạy học truyền thống. Umeda cho hay: “Lúc 40 tuổi tôi mới bắt đầu tập làm quen với việc sử dụng máy vi tính. Nếu các giáo viên nghĩ ra những cách thú vị để đưa vi tính vào trong giảng dạy, tôi chắc chắn rằng các học sinh sẽ rất thích học tiếng Anh”.
(Sưu tầm: GV Lê Qúy Đôn)

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

ĐỀ THI CHỌN HSG QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH 2011

Nguồn tài liệu sưu tầm: Tailieu.vn


ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG ANH QG 2011

ĐỀ THI HSG QUỐC GIA 2010


MÔN TIN HỌC 2010
MÔN SINH HỌC 2010
MÔN HÓA HỌC 2010
MÔN VẬT LÝ 2010
MÔN NGỮ VĂN 2010
MÔN LỊCH SỬ 2010
MÔN ĐỊA LÝ 2010
MÔN TIẾNG ANH 2010
 Nguồn: Tailieu.vn

Chung một mái trường

Nhạc và lời: Thầy Nguyễn Minh Hà
Trình bày: tập thể Văn - Anh khóa 11

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Lê Quý Đôn Bình Định hân hạnh đón chào các bạn

Trang web thử nghiệm của trường chuyên Lê Quý Đôn, do chi đoàn giáo viên thực hiện năm học 2011 - 2012.
Thực hiện kế hoạch chuẩn bị cho việc ra mắt website chính thức của nhà trường, trang weblog của trường Lê Quý Đôn đã được giao cho các giáo viên trẻ thực hiện. Trước mắt, công tác thu thập thông tin đang được tiến hành khẩn trương. Người phụ trách nhóm giáo viên trẻ trong dự án này là thạc sĩ Bùi Đức Hưng - giáo viên Vật Lý. Các phó ban là thạc sĩ Ngô Ngọc Mai - giáo viên Hóa học và cô Vi Thị Thanh Thư - giáo viên Ngữ Văn. 
Buổi tập huấn đầu tiên đã tiến hành vào ngày 25.9.2011 để triển khai các module cho weblog theo mô hình một website.
Trong thời gian tới, khoảng giữa tháng 10, weblog của Lê Quý Đôn Bình Định sẽ chính thức đưa vào sử dụng.
BBT